06Th10
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
1. Khái niệm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Luật sở hữu trí tuệ không quy định việc đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc đối với chủ sở hữu, đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.
Mặc dù đăng ký thương hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
B1: Xác định nơi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Hiện nay, tại Việt Nam, cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu duy nhất là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
B2: Chuẩn bị hồ sơ để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
B3: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữ trí tuệ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Sài Gòn 48
Website: www.ctyluatsaigon.com
SĐT: 081.949.0333
Mail: Ctyluatsaigon@gmail.com